Nguồn gốc kẹo Cu Đơ

Ngày cập nhật :12-04-2016

Bản chất

Mật mía được bỏ vào chảo ( chuyên dùng), sau khi đun sôi chảy, cần thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng và một nguyên liệu rất quan trong đó là lạc nhân (đậu phộng hạt). Lạc được bỏ vào chảo mật đang sôi, với nhiệt độ nhất định, lạc sẽ giòn tan và rất thơm trong miếng bánh cu đơ. Sau khi mọi thứ đã vừa độ, người làm bánh sẽ dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau. Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm. Kẹo Cu Đơ được nấu từ lạc và mật mía, lúc đầu mật được bỏ vào chảo đun sôi chảy ra thành khuôn và thêm một số phụ gia như gừng, bột mạch nha và lạc vừng (đậu phộng). Sau đó tất cả được đổ ra bánh đa nướng (bánh tráng) và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau thay cho miếng giấy lót dưới kẹo lạc mà mỗi lần ăn phải bóc bằng tay, vừa sạch sẽ, lại đỡ mất công bóc giấy mà ăn vẫn giòn, ngon, hợp khẩu vị. Một loại nấu non (mềm hơn), múc vào bát con (đọi) và dùng thìa để xúc ăn gọi là "kẹo đọi", chủ yếu bán tại nhà. Loại kẹo này thường được thưởng thức cùng với nước chè xanh.

Tên gọi

 


 

Giai thoại về cái tên "kẹo Cu Đơ" được truyền miệng đến nay. Hồi trước có trường Thiếu sinh quân ở xã Sơn Hòa, cách nhà ông Chắt Vy (ông Cu Hai) khoảng 2 km, học sinh thường rủ nhau ra nhà ông Cu Hai ăn kẹo lạc. "Hai" trong tiếng Pháp (deux) đọc là "Đơ", nên sau đó quen gọi chệch đi từ "kẹo ông Cu Hai" thành "Kẹo Cu Đơ". Đến nay, rất nhiều nơi ở trong vùng Nghệ Tĩnh sản xuất loại kẹo này, nhưng kẹo của cơ sở sản xuất của người cháu ông Cu Đơ tại xóm Thịnh Lộc, xã Sơn Thịnh được coi là ngon và mang tính đặc trưng hơn cả.



Các tin đã đưa